Gỗ công nghiệp có sự đa dạng về chủng loại. Mỗi loại đem lại những ưu điểm riêng biệt. Trong đó, gỗ MFC và MDF là hai loại gỗ được ưa chuộng dùng trong thiết kế nội thất. Phân biệt MFC và MDF, bạn đã biết? Bài viết sẽ cung cấp thông tin để người tiêu dùng có thể phân biệt và chọn loại gỗ phù hợp nhất!

Nội dung
Giới thiệu về gỗ công nghiệp MFC và MDF
Gỗ MFC và MDF – 2 loại gỗ cao cấp bậc nhất trong các dòng gỗ công nghiệp hiện nay. Đây là loại gỗ đang được ưa chuộng và thay thế gỗ tự nhiên trong rất nhiều trường hợp khác nhau. Sự lựa chọn hoàn hảo cho sự yêu chuộng nội thất bằng gỗ ngày càng tăng cao của người Việt.
Hiện nay, gần như đến hơn 80% đồ nội thất được làm từ 2 loại gỗ này. Bạn có thể tìm thấy ở mọi không gian từ cổ điển đến sang trọng nhất. Với độ bền cao, có thể tái sử dụng nên thân thiện với môi trường. Cùng nhiều ưu điểm vượt trội khác: nguồn cung dồi dào, chống được mối mọt tốt, chống được công vênh, phù hợp cho nhiều chất sơn khác nhau và nhất là giá thành cực tốt.
Gỗ MFC là gì?
Phân biệt MFC và MDF, trước hết cần phân biệt về từng loại. Ván gỗ MFC (Melamine faced chipboard) hay còn gọi với tên quen thuộc là ván dăm. Có 2 loại ván MFC: MFC thường và MFC chống ẩm.
Cả 2 loại đều được ứng dụng trong nhiều trường hợp phát huy đặc tính của từng loại. Ván MFC mang tính thẩm mỹ cao nhờ vào việc được phủ lớp Melamine. Lớp sơn còn tăng tính chống thấm bề mặt, chống cháy và chống trầy xước. Và đặc biệt chịu lực tốt.

Gỗ MDF là gì?
MDF là chữ viết tắt của Medium Density Fiberboard. MDF là loại gỗ ván sợi với mật độ sợi trung bình. Bề mặt có độ mịn cao nên có thể kết hợp dễ dàng với nhiều loại bề mặt. Cũng như gỗ MFC thì MDF cũng có 2 loại: thường và chống ẩm.

Phân biệt MFC và MDF là những loại gỗ như thế nào?
Gỗ MFC và MDF có những đặc điểm chung:
- Gồm 3 loại ván với bề mặt trơn phẳng: loại ván trơn thường, ván chống ẩm (nhận diện lõi ván có màu xanh), ván chống cháy (nhận diện qua lõi ván màu đỏ).
- Có khả năng cách âm và cách nhiệt tốt, thi công dễ dàng.
Nhìn chung, khó phân biệt bằng cảm quan. Nhưng chúng ta có thể phân biệt qua các đặc điểm:
So sánh giá gỗ MFC và MDF
Đầu tiên, chúng ta cùng phân biệt MFC và MDF về giá thành. Hiện gỗ MFC có mức giá thấp hơn so với các loại gỗ MDF. Giá thành các loại còn phụ thuộc vào vật liệu phủ. Chất liệu phủ lên bề mặt sẽ tác động nhiều đến giá cả: Melamine sẽ rẻ hơn Acrylic, rẻ hơn Laminate.
Quy trình sản xuất gỗ MFC và MDF
Điểm thứ hai để phân biệt MFC và MDF là về quy trình sản xuất.
Quy trình sản xuất gỗ MFC, các bước cụ thể:
- Bước 1: thân gỗ được băm thành các dăm gỗ nhỏ
- Bước 2: Sấy gỗ ở nhiệt độ theo quy định
- Bước 3: Sàng lọc các dăm gỗ và phân loại theo kích thước
- Bước 4: Trộn dăm gỗ với chất kết dính
- Bước 5: Tạo hình gỗ
- Bước 6: Thực hiện ép sơ bộ sau
- Bước 7: Cắt gỗ theo độ dài tiêu chuẩn
- Bước 8: Ép gỗ dưới áp suất và nhiệt độ cao
- Bước 9: Thực hiện việc xén cánh và loại bỏ các lỗi
- Bước 10: Mài nhẵn bề mặt của gỗ
- Bước 11: Kiểm định và cho ra thành phẩm.
Quy trình sản xuất gỗ MDF, các bước cụ thể:
- Quy trình khô:
- Bước 1: Trộn các bột gỗ với phụ gia, keo trong máy trộn vừa trộn vừa sấy để tạo bột sợi.
- Bước 2: Bột sợi được rải đều, tạo tầng tuỳ theo khổ gỗ.
- Bước 3: Các tầng bột sợi sẽ được ép gia nhiệt qua 2 lần ép (ép sơ bộ và ép chặt).
- Bước 4: Cắt ván thành các khổ khác nhau và thực hiện bo biên.
- Bước 5: Xử lý, chà nhám bề mặt và phân loại, cho ra thành phẩm.
- Quy trình ướt:
- Bước 1: Tạo thành dạng vảy bằng cách làm ướt bột gỗ.
- Bước 2: Rải vảy gỗ lên mâm và ép gia nhiệt để tạo thành ván sơ.
- Bước 3: Cán hơi nhiệt cùng việc nén chặt 2 mặt gỗ lại và nước được rút ra.
- Bước 4: Cắt ván và bo bien
- Bước 5: Xử lý gỗ, chà nhám, tiến hành phân loại và đóng gói thành phẩm.
Cấu tạo gỗ MFC và MDF
So sánh phân biệt MFC và MDF thông qua cấu tạo gỗ:
Về cấu tạo ván gỗ MFC: Gỗ MFC được tạo thành qua quy trình phức tạp đã được đề cập ở trên. Cấu tạo ván gỗ này gồm cốt ván dăm (từ các loại gỗ được băm nhỏ như: keo, bạch đàn, cao su, …) và giấy trang trí nhúng keo Melamine.
Về cấu tạo ván gỗ MDF: Được cấu tạo từ sợi hoặc bột gỗ và các chất kết dính. Nguyên liệu chính từ các vụn gỗ được nghiền thành bột sau đó ép chặt lại nhờ nhiệt, keo dán được ép với áp suất nén cao.

So sánh gỗ MFC và MDF (Ưu – Nhược điểm)
Phân biệt MFC và MDF qua việc so sánh ưu và nhược điểm:
Gỗ MFC | Gỗ MDF | |
Ưu điểm | -Độ cứng và độ bền cao
-Tính thẩm mỹ cao với bề mặt trơn, phẳng và không thấm nước. -Dễ vệ sinh -Không bị bong tróc, cong vênh hay nứt nẻ, mối mọt. |
-Đa dạng về màu sắc, đẹp và hiện đại.
-Bám sơn tốt nên rất đẹp khi được sơn bởi Melamine hay Laminate -Không bị nứt nẻ, cong vênh khi bị tác động nhiệt. -Cách âm, cách nhiệt tốt. |
Nhược điểm | -Khả năng cách âm kém hơn gỗ MDF
-Gỗ dễ bị mẻ cạnh -Do cấu tạo có sử dụng Formaldehyde, dễ bị phát thải ra môi trường, có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ. |
-Chịu lực kém
-Do cấu tạo có sử dụng Formaldehyde, dễ bị phát thải ra môi trường, có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ. |
Gỗ MFC và MDF loại nào tốt hơn?
Phân biệt MFC và MDF loại nào tốt hơn? Mỗi loại gỗ đều có những ưu điểm riêng phù hợp cho từng nhu cầu sử dụng khác nhau. Cụ thể:
- Ván gỗ MFC thường được dùng cho thiết kế showroom. Sử dụng tốt cho những khu vực có ẩm ướt như bếp, khu nhà vệ sinh, … Và thiết kế nội thất dân dụng, nội thất văn phòng.
- Ván gỗ MDF lại phù hợp cho những kiểu nội thất phức tạp về kiểu dáng. Hoàn toàn phù hợp cho các không gian ẩm cao hay dùng trong thiết kế nội thất văn phòng, nội thất gia đình, hay các nội thất công trình.
Gỗ ván có nhiều loại khác nhau, mỗi loại có ưu nhược điểm riêng. Phân biệt MFC và MDF sẽ giúp bạn có sự lựa chọn phù hợp và chất lượng nhất. Liên hệ ngay với Sofihome để được tư vấn và chọn loại gỗ phù hợp, chất lượng và giá tốt nhất.